Trầm cảm sau sinh là gì? Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không? Cách nhận biết sớm trầm cảm sau sinh luôn là những quan tâm hàng đầu và luôn là mối đe doạ đối với chị em phụ nữ. Hiểu được những điều chị em gặp phải, @bslekieudung xin tổng hợp những thông tin đầy đủ và chính xác về trầm cảm sau sinh để chị em tham khảo và nhận biết nhé.
Trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh liên quan tới những thay đổi về hóa học, xã hội và tâm lý liên quan tới việc sinh con. Thuật ngữ này dùng để mô tả hàng loạt những thay đổi về thực thể và cảm xúc mà nhiều bà mẹ vừa sinh con trải qua. Tin tốt là trầm cảm sau sinh có thể điều trị được bằng thuốc và tâm lý trị liệu.
Những thay đổi về phương diện hóa học gồm việc giảm nhanh chóng các hormone sau sinh. Mối liên quan thực sự giữa sụt giảm nồng độ hormone và trầm cảm vẫn chưa được hiểu rõ, những điều mà chúng ta đã biết là nồng độ estrogen và progesterone – hai hormone sinh sản của phụ nữ – tăng gấp 10 lần trong giai đoạn mang thai. Sau đó chúng giảm mạnh sau sinh. Chỉ 3 ngày sau khi sinh, nồng độ của các hormone này đã quay về mức như trước khi mang thai. Cùng với những thay đổi về hormone, những thay đổi về xã hội và tâm lý liên quan tới việc có con làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh
Việc tìm ra nguyên nhân cũng sẽ giúp chị em hiểu được phần nào trầm cảm sau sinh là gì để chị em có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé.
Hiện nay vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân chính nào dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Bởi đây là dấu hiệu tâm lý, ở mỗi người sẽ do nguyên nhân khác nhau và có những người bị, có người không. Triệu chứng này là sự kết hợp nhiều yếu tố, từ tinh thần, thể chất, tâm lý gây nên. Có thể kể tên 5 nguyên nhân bên dưới:
- Thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể: Trong những giờ đầu sau sinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể giảm mạnh đột ngột, từ đó có thể kéo theo trạng thái trầm cảm. Điều này tương tự như việc căng thẳng và thay đổi tâm trạng do nồng độ hormone thay đổi nhẹ trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
- Có bệnh sử bị trầm cảm: Những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau khi mang thai, hay những người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường.
- Yếu tố cảm xúc: Mang thai không theo kế hoạch hay ngoài ý muốn có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người mẹ trong thai kỳ. Ngay cả khi mang thai đúng theo kế hoạch, một số mẹ bầu vẫn cần một khoảng thời gian dài để thích nghi với việc sẽ có em bé. Ngoài ra, khi bé có vấn đề về sức khỏe hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, người mẹ có thể trải qua những cảm xúc như buồn, giận, có lỗi. Đây là những cảm xúc làm ảnh hưởng đến tự tin và gây áp lực lên người mẹ.
- Mệt mỏi: đây cũng là dấu hiệu để biết được trầm cảm sau sinh là gì, rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh, họ phải mất hàng tuần trời để sức khỏe và năng lượng hồi phục trở lại. Ở những sản phụ sinh con theo phương pháp mổ lấy thai, thời gian hồi phục có thể còn dài hơn.
- Yếu tố đời sống: Thiếu sự giúp đỡ của người thân. Trải qua sự kiện căng thẳng như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở, cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Các dạng trầm cảm sau sinh cần biết
Kèm với câu hỏi trầm cảm sau sinh là gì thì các dạng của trầm cảm sau sinh các chị em cũng cần nên biết để hiểu hơn về chứng bệnh này nhé.
Có 3 dạng thay đổi tâm trạng mà người phụ nữ có thể gặp sau sinh:
- Hội chứng “baby blues,” xảy ra ở hầu hết phụ nữ trong những ngày sau sinh và được coi là bình thường. Một bà mẹ mới sinh con có thay đổi tâm trạng đột ngột như có lúc cảm thấy rất vui sau đó lại cảm thấy rất buồn. Cô ta có thể khóc không vì lý do gì và cảm thấy mất kiên nhẫn, nóng nảy, lo lắng, cô độc và buồn bã. Hội chứng Baby blues có thể kéo dài chỉ vài giờ hoặc 1-2 tuần sau sinh và không cần phải điều trị bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Thông thường việc tham gia vào một nhóm hỗ trợ của các bà mẹ mới sinh con hoặc chia sẻ với các bà mẹ khác sẽ giải quyết được tình trạng này.
- Trầm cảm sau sinh (PPD) đây là triệu chứng chủ yếu của trầm cảm sau sinh mà các mẹ thường gặp khi tìm hiểu về trầm cảm sau sinh là gì? PPD có thể xảy ra sau vài ngày hoặc thậm chí vài tháng sau sinh. PPD có thể xảy ra sau khi sinh bất kể đứa con nào mà không phải chỉ với đứa con đầu tiên. Bà mẹ có thể có các cảm giác tương tự như hội chứng Baby blues – buồn chán, thất vọng, lo lắng, nóng nảy nhưng cô ta sẽ cảm thấy các triệu chứng này trầm trọng hơn rất nhiều so với hội chứng baby blues. PPD thường khiến bà mẹ không làm được những việc cần làm hàng ngày và khi các chức năng bị ảnh hưởng, bà mẹ cần sự tư vấn của bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nếu không được điều trị các triệu chứng có thể nặng hơn. Và PPD mặc dù là một tình trạng nặng nề nhưng hoàn toàn có thể điều trị được bằng thuốc và tư vấn trị liệu.
- Rối loạn tâm thần sau sinh là một bệnh lý tâm thần rất nặng nề có thể ảnh hưởng tới các bà mẹ mới sinh con. Bệnh này có thể xảy ra rất nhanh, thường trong vòng 3 tháng đầu sau sinh. Bà mẹ có thể mất liên lạc với thực tế, ảo giác thính giác (nghe thấy những điều không thực sự xảy ra, giống như có người nói chuyện) và ảo tưởng (tin tưởng mạnh mẽ vào những thứ không thực sự hợp lý). Ảo giác nhìn (nhìn thấy thứ không có thật) ít gặp hơn. Các triệu chứng khác như mất ngủ, cảm thấy bị kích động và giận dữ, bồn chồn và có những hành vi và cảm giác lạ. Những phụ nữ mắc rối loạn tâm thần sau sinh cần phải được điều trị ngay lập tức và phần lớn cần điều trị bằng thuốc. Đôi khi cần phải điều trị nội trú bởi vị họ có nguy cơ làm tổn thương tới mình hoặc người khác.
Những dấu hiệu sớm của trầm cảm sau sinh
Biết được những dấu hiệu sớm của trầm cảm sau sinh cũng giúp cho chị em có hiểu biết rộng hơn về trầm cảm sau sinh là gì.
Phụ nữ có các biểu hiện sau, cần nghĩ ngay đến trầm cảm sau sinh:
- Tâm trạng cảm thấy buồn, thậm chí không biết lý do vì sao buồn, vô vọng, trống rỗng, hay thấy quá tải về mọi thứ xung quanh.
- Khóc thường xuyên, khóc nhiều hơn bình thường, thậm chí không biết lý do vì sao lại khóc.
- Luôn cảm thấy lo sợ, sợ hãi.
- Buồn phiền, cáu kỉnh, bồn chồn.
- Rơi vào trạng thái mất ngủ, không thể yên tâm ngủ say, hoặc ngủ quá nhiều.
- Khó khăn khi tập trung, mất tập trung, khó đưa ra các quyết định.
- Giận dữ, mất kiểm soát.
- Không quan tâm đến bản thân, thấy không còn các sở thích như ngày xưa.
- Đau đớn về cả thể chất và tinh thần, nhức đầu, đau dạ dày, đau cơ, mệt mỏi.
- Ăn quá ít, không muốn ăn, có trường hợp lại ăn rất nhiều.
- Ngại tiếp xúc với người khác, xa lánh người thân, bạn bè, thậm chí không muốn gần gũi với con.
- Không tin tưởng khả năng có thể che chở, bảo vệ và nuôi dưỡng cho con.
- Xuất hiện các ý nghĩ làm hại bản thân và con.
Cách ngăn ngừa trầm cảm sau sinh là gì?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đừng để khi xuất hiện những dấu hiệu trầm cảm mới bắt đầu tìm hiểu trầm cảm sau sinh là gì. Việc chị em nên làm để không xảy ra những chuyện đáng tiết xảy ra do trầm cảm sau sinh thì việc tìm hiểu ngăn ngừa trầm cảm sau sinh là điều hết sức cần thiết và quan trọng.
Dưới đây là những cách tốt nhất để ngăn ngừa trầm cảm sau sinh.
Tham gia các lớp học tiền sản cho vợ và chồng
Khóa học tiền sản là những bài học rất cần thiết đối với mọi bà bầu đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Những khóa học này nhằm trang bị kiến thức tổng quát cho phụ nữ từ cách giữ gìn sức khỏe khi mang thai, cần chuẩn bị những gì khi sinh nở, hành trình vượt cạn ra sao, cách chăm sóc bé sơ sinh như thế nào…Hơn nữa, người hướng dẫn cũng sẽ chỉ ra cho bạn các dấu hiệu để phát hiện chứng trầm cảm ở giai đoạn sớm. Vì thế, lớp học này cũng rất cần có sự tham gia của cả những ông chồng. Nó sẽ giúp người chồng sẵn sàng trước nhiều tình huống cần phải hỗ trợ và giúp đỡ vợ trong giai đoạn khó khăn này.
Điều quan trọng nhất đối với mỗi bà bầu đó là rèn luyện tâm lý vững vàng trước khi chuyển dạ và đối mặt với các vấn đề sau sinh. Không nên có tâm lý trốn tránh, lo sợ. Hãy bình tâm và suy nghĩ rằng đây là điều bình thường mà bà mẹ nào cũng đã từng trải qua. Luôn tin tưởng vào chính mình cũng như chồng của bạn.
Bổ sung dinh dưỡng và có lối sống lành mạnh
Bổ sung dinh dưỡng và có lối sống lành cũng là một cách ngăn ngừa chứng trầm cảm sau sinh hiệu quả khi đã biết rõ trầm cảm sau sinh là gì.
Các vấn đề về sức khỏe và thể chất yếu đuối cũng tiềm ẩn nguy cơ về trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Sự thay đổi hormone nội tiết sau giai đoạn sinh nở có thể khiến cho cơ thể của sản phụ mệt mỏi hơn, dễ tổn thương về thần kinh và tâm lý.
Theo đó, các bà bầu nên bổ sung thêm nguồn thực phẩm đa dạng giàu chất đạm (trong các loại thịt và ngũ cốc), nhóm Vitamin và khoáng chất (Vitamin B6, B12 và axit folic), uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ, tránh những đồ uống gây kích thích.
Chia sẻ công việc
Sinh con đã khó, chăm con còn cực khổ hơn nhiều, vô vàn những việc không tên khiến phụ nữ thực sự căng thẳng và stress. Nhiều bà mẹ trẻ cảm thấy vô cùng áp lực trước việc chăm sóc con nhỏ, gia đình, nhà cửa. Đôi khi vì cố gắng gồng gánh để tự thân làm tất cả khiến họ không còn thời gian nghỉ ngơi và dành riêng cho mình.
Các chị em nên cố gắng mở lòng với người thân và bạn bè xung quanh. Nếu thắc mắc về việc chăm sóc con hãy tham khảo ý kiến của mẹ chồng, mẹ đẻ hay chính những người bạn thân của mình để tìm được tiếng nói chung.
Khám sức khỏe tổng quát và sàng lọc trước sinh
Phòng bệnh bao giờ cũng quan trọng hơn chữa bệnh. Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, nhằm hạn chế tối thiểu nguy cơ trầm cảm sau khi sinh thì mẹ bầu nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ, thực hiện các bài kiểm tra đánh giá và sàng lọc trước sinh để phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể báo trước về chứng trầm cảm ở giai đoạn còn sớm.
Ngoài ra, một trong những bí quyết phòng ngừa trầm cảm sau sinh đó là việc trò chuyện với con. Tâm sự với con ngay từ khi còn trong bụng không chỉ giúp cho tình cảm gắn bó hơn mà còn làm cho bạn cảm thấy thư giãn.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề trầm cảm sau sinh là gì. Hy vọng sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu rõ phần nào về trầm cảm sau sinh để có những biện pháp kịp thời và cụ thể ngăn chặn, đồng thời nếu phát hiện các triệu chứng trầm cảm chị em cần đến bác sĩ để các những giải pháp và lời khuyên để vượt qua căn bệnh trầm cảm này.