Viêm phần phụ ở nữ giới được xếp vào nhóm 10 bệnh phụ khoa thường gặp nhất. Nắm rõ những thông tin cơ bản về viêm phần phụ ở nữ giới như nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết, mức độ nguy hiểm, cách điều trị,…sẽ giúp chị em có sự chủ động hơn trong việc phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình.
Viêm phần phụ là gì?
Viêm phần phụ ở nữ giới là tình trạng viêm nhiễm ở phần phụ gồm vòi trứng, buồng trứng, hệ thống dây chằng rộng.

Viêm phần phụ thường xảy ra thứ phát sau khi bị viêm nhiễm phụ khoa ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung hoặc viêm niêm mạc tử cung. Bệnh thường khởi phát ở vòi trứng, sau đó lan ra các phần xung quanh.
Nguyên nhân gây viêm phần phụ ở nữ giới
Có 4 nguyên nhân gây viêm phần phụ ở nữ giới thường gặp nhất, bao gồm:
Viêm nhiễm ngược dòng từ bộ phận khác
Viêm âm đạo và viêm lộ tuyến cổ tử cung, u nang buồng trứng là những căn bệnh phụ khoa thường gặp. Nếu những tình trạng này không được điều trị sớm và triệt để sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng, dẫn tới viêm phần phụ.
Nhiễm trùng hậu sản, đặt dụng cụ tránh thai
Sau khi sinh con, hệ thống miễn dịch của cơ thể phụ nữ bị suy giảm hoặc bị tổn thương vùng tử cung dễ dẫn đến bệnh viêm phần phụ.

Việc đặt dụng cụ tránh thai không đúng kỹ thuật cũng dễ làm tổn thương vùng tử cung, tăng nguy cơ viêm nhiễm phần phụ.
Nạo hút thai không an toàn
Việc thực hiện các biện pháp phá thai không an toàn, tự ý phá thai bằng các phương pháp nguy hiểm hoặc chăm sóc không tốt sau phá thai làm tăng nguy cơ mắc viêm phần phụ. Nguyên nhân là do vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào hoặc vi khuẩn tự sinh sôi từ những tổn thương do quá trình nạo hút thai gây ra.
Quan hệ tình dục không an toàn
Việc quan hệ tình dục không lành mạnh, quan hệ quá mạnh bạo hoặc quá sớm khi vừa dứt kinh, trong khi có kinh,… đều có thể dẫn đến nguy cơ bị viêm nhiễm phần phụ
Ngoài ra, viêm phần phụ ở nữ giới còn do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, thói quen thụt rửa âm đạo,….
Dấu hiệu nhận biết viêm phần phụ ở nữ giới
Chị em có thể nhận biết viêm phần phụ thông qua những dấu hiệu sau đây:
- Xuất hiện cơn đau âm ỉ ở phần bụng dưới, cơn đau sẽ tăng mức độ khi tình trạng bệnh trở nặng, khi nhấn vào bụng dưới hoặc khi đại tiện, quan hệ tình dục.

- Sốt cao, có thể lên đến 40 độ. Có thể kèm theo cảm giác rùng mình, ớn lạnh, chóng mặt, buồn nôn.
- Âm đạo tiết dịch bất thường, có màu vàng hoặc xanh, mùi tanh khó chịu, dạng đặc hoặc loãng, đôi khi có mủ.
- Tiểu rát, tiểu buốt, tiểu rắt do bàng quang và niệu quản bị chèn ép, ảnh hưởng bởi viêm phần phụ.
- Rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, đau bụng kinh dữ dội, máu kinh có thể có màu đen, vón cục.
- Xuất huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt.
- Có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
Viêm phần phụ ở nữ giới được chia làm 2 dạng: cấp tính và mãn tính. Bệnh cấp tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển thành mãn tính. Các dấu hiệu mãn tính sẽ rõ ràng và nặng hơn nhiều so với cấp tính.
Cách phòng chống viêm phần phụ
Để phòng ngừa viêm phần phụ ở nữ giới cũng như các bệnh lý phụ khoa khác, chị em cần:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, đặc biệt là trong khi hành kinh và trước, sau khi quan hệ tình dục.
- Quan hệ tình dục an toàn, tránh quan hệ mạnh bạo và trong những ngày đèn đỏ.
- Điều trị nhanh chóng và dứt điểm các bệnh phụ khoa khác, tránh tình trạng viêm nhiễm ngược dòng.
- Tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn khi thực hiện các thủ thuật sản phụ khoa.
- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/1 lần để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

Cách điều trị viêm phần phụ ở nữ giới
Hiện nay viêm phần phụ ở nữ giới được điều trị theo 2 phương pháp chủ yếu là nội khoa và ngoại khoa.
Điều trị theo nội khoa
Điều trị nội khoa là phương pháp tương đối phổ biến và được áp dụng để điều trị cho những người bị viêm nhiễm phần phụ cấp tính. Tùy thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê các loại kháng sinh đặc hiệu. Người bệnh cần phải kiên trì uống thuốc và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa là phương pháp chủ yếu dành cho những trường hợp bị viêm phần phụ mãn tính hoặc những người đã áp dụng phương pháp nội khoa nhưng không mang lại hiệu quả cao.

Các phương pháp điều trị viêm phần phụ ngoại khoa bao gồm: đốt điện, đốt laser,… Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị thích hợp.
Điều quan trọng là chị em phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh tự ý điều trị tại nhà có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Những câu hỏi thường gặp về viêm phần phụ ở nữ giới
Dưới đây là giải đáp một số thắc mắc thường gặp của chị em về bệnh viêm phần phụ:
Viêm phần phụ có thai được không?
Bệnh viêm phần phụ ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan sinh sản ở nữ giới như vòi trứng, buồng trứng nên ít nhiều sẽ có tác động đến sức khỏe sinh sản của chị em.

Nếu bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ không gây ảnh hưởng đến việc mang thai. Ngược lại, nếu để lâu không chữa hoặc điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
Viêm phần phụ có quan hệ được không?
Theo lời khuyên của các bác sĩ thì khi bị viêm phần phụ, nữ giới không nên quan hệ tình dục vì những lý do sau đây:
- Quan hệ trong thời gian này sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu hơn.
- Sex tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng đi sâu vào âm đạo, khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Việc cọ xát mạnh khi quan hệ gây tổn thương vùng kín và các cơ quan xung quanh.
- Quan hệ tình dục trong khi bị viêm phần phụ cũng làm cho quá trình điều trị khó khăn và kéo dài hơn.
Viêm phần phụ ở nữ giới nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng ít nhiều có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Để quá trình điều trị viêm phần phụ được thuận lợi hơn, người bệnh nên uống nhiều nước, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, sữa chua và tỏi, đồng thời hạn chế đồ ăn cay nóng, hải sản và chất kích thích.
Trên đây là những thông tin cơ bản về dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa, điều trị viêm phần phụ ở nữ giới. Bất kỳ bệnh lý phụ khoa nào nếu để tình trạng bệnh kéo dài đều có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến khả năng làm mẹ của nữ giới. Do vậy mà các chị em cần phải chú ý hơn đến vấn đề vệ sinh vùng kín, quan hệ tình dục an toàn để vùng kín luôn khỏe mạnh.
>>> Các loại bệnh phụ khoa khác chị em phụ nữ cần biết:
U xơ tử cung: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ung thư cổ tử cung có chữa được không? Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh